Được tạo bởi Blogger.

Truy xuất nguồn gốc truyền thống không đủ sức đối phó với thủ đoạn làm giả ngày càng tinh vi


Ngày 15/4, tại TP Hồ Chí Minh diễn ra hội thảo “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia”, do Công ty Cổ phần Công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) phối hợp cùng Techfest Việt Nam tổ chức.
Tại hội thảo, ACTIV giới thiệu giải pháp truy xuất nguồn gốc TrueData – ứng dụng công nghệ RFID, cho phép gắn “căn cước điện tử” lên từng sản phẩm, lưu trữ toàn bộ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ và quá trình lưu hành. Theo ông Phạm Văn Thọ, Chủ tịch ACTIV, giải pháp này không chỉ giúp người tiêu dùng yên tâm mà còn là công cụ hiệu quả để doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu trong môi trường cạnh tranh.
Ông Phạm Văn Thọ, Chủ tịch ACTIV phát biểu tại hội thảo.
“TrueData đáp ứng đầy đủ các quy định pháp lý hiện hành, đặc biệt là Thông tư 02/2024/TT-BKHCN, khẳng định tính minh bạch và chuyên nghiệp của hệ thống truy xuất”, ông Thọ cho biết.
Ngoài ra, các cơ quan ban ngành và doanh nghiệp cũng có buổi thảo luận để làm rõ cơ sở pháp lý của công tác truy xuất nguồn gốc thông qua các chính sách như Quyết định 100/QĐ-TTg (2019), Nghị định 13/2022/NĐ-CP, Thông tư 02/2024/TT-BKHCN, cùng Chỉ thị 38/CT-TW và Nghị quyết 57-NQ/TW của Trung ương.
Một điểm nhấn đáng chú ý là việc ACTIV công bố thành lập 40 văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, đồng thời ra mắt Ban vận động thành lập Hiệp hội các tổ chức nghiên cứu và ứng dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc, được xem là bước đi chiến lược nhằm mở rộng mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường minh bạch chuỗi cung ứng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo ThS Trần Giang Khuê – Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TPHCM
Trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, xác định, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một trong ba đột phá chiến lược mới của đất nước, thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào giải quyết các bài toán lớn, trong đó có bài toán truy xuất nguồn gốc và chống hàng giả hàng nhái.
Luật sư Phạm Văn Thọ đánh giá: "Truy xuất nguồn gốc liên quan trực tiếp đến an toàn của người tiêu dùng, sự sống còn của doanh nghiệp và sự ổn định của nền kinh tế. Đây là công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu hội nhập".
Luật sư Thọ cho rằng, trong khi nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc vẫn tràn lan ở chợ truyền thống và các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần có giải pháp công nghệ để minh bạch thông tin sản phẩm, bảo vệ thương hiệu và lấy lại lòng tin người tiêu dùng.
Ngoài ra, việc truy xuất còn giúp kiểm soát tốt chất lượng hàng nhập khẩu, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa hàng nội địa và hàng ngoại, đặc biệt trong các ngành ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như thực phẩm, dược phẩm.
Theo ThS Trần Giang Khuê – Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TPHCM, nhiều vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín sản phẩm Việt Nam khi xuất khẩu. Do đó, áp dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc là bước đi không thể chậm trễ nếu muốn giữ gìn và nâng tầm thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Các đại biểu nhận định, trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, việc truy xuất nguồn gốc không chỉ là yêu cầu kỹ thuật mà đang trở thành tiêu chuẩn bắt buộc. Đây cũng là một trong những nội dung đột phá trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khôi phục niềm tin vào hàng Việt.

PV
Bài viết đóng góp, xin gửi về: leanhpv@gmail.com

TIN NỔI BẬT