Được tạo bởi Blogger.

Doanh nghiệp Việt ứng dụng công nghệ mới trong đầu tư sản xuất kinh doanh


Xác định chuyển đổi số là giải pháp quan trọng để tạo lợi thế cạnh tranh, trong những năm gần đây. Nhiều doanh nghiệp đã kịp thời thích ứng, tạo nhiều đột phá trong sản xuất, kinh doanh. Nắm bắt được “chìa khóa” này, Cỏ May Essential (Cỏ May Thanh Bình) đã chủ động tìm hiểu, trang bị, đầu tư giải pháp tích hợp công nghệ số nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế số ngày càng mạnh mẽ.




Từ làm gạo, nuôi cá, sản xuất thức ăn,… đến nghiên cứu phát triển sản phẩm


Cỏ May là doanh nghiệp đầu tiên bán được gạo Việt có thương hiệu ở các siêu thị Singapore, sau đó là Nhật Bản, rồi thị trường khó tính Hoa Kỳ. Song đó, Cỏ May còn là một doanh nghiệp chuyên sản xuất thức ăn cho cá tra thương phẩm để phi lê và xuất ngoại đến các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu,…
Theo Ông Phạm Minh Thiện – Tổng giám đốc Cỏ May Essential (Cỏ May Thanh Bình) : Với những nghiên cứu & khảo sát tại những thị trường nước ngoài như Châu Âu, Châu Mỹ; tiếp cận với những công nghệ mới, tiên tiến trên thế giới; Cỏ May Essential (Cỏ May Thanh Bình) đã đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, sử dụng những máy móc, công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng từ nguồn nguyên liệu đã từng được cho là phế phẩm nông nghiệp.



Ông Phạm Minh Thiện – Tổng giám đốc Cỏ May Essential (Cỏ May Thanh Bình)

Việc tìm tòi học hỏi, nghiên cứu & đầu tư (R&D) đối với như hành trình không bao giờ dừng lại: “Tôi luôn có nhiều mong muốn, như xây cái trung tâm nghiên cứu sáng tạo – gọi tắt là R&D, để tạo thêm giá trị gia tăng cho nông sản. Bây giờ cũng là thời điểm thích hợp, vì các doanh nghiệp khởi nghiệp, các bạn trẻ đang rất cần những môi trường để nghiên cứu. Nên tôi cần phải làm sớm, làm nhanh.” Ông Phạm Minh Thiện – Tổng giám đốc Cỏ May Essential chia sẻ

Cỏ May Essential (Cỏ May Thanh Bình) cũng là doanh nghiệp đã thành công đưa nhà máy chiết xuất hợp chất Gamma Oryzanol từ cám gạo với vốn đầu tư 20 tỷ đồng đi vào hoạt động.

Theo ông Phạm Minh Thiện: Ba thứ ban đầu cần làm: một là nhân lực, hai là công nghệ, ba là nghiên cứu. Trên thực thế, các chương trình đào tạo của các trường đại học hay nhiều nhà khoa học nước ngoài về, chưa phát huy hết kiến thức. Cỏ May Essential đã tìm đến, tạo điều kiện tốt nhất để những kiến thức được đưa vào áp dụng thực tế với hiệu quả tốt nhất, nhờ vậy Cỏ May Essential đã gây ấn tượng với dự án “trích ly tinh dầu cám”, làm “nấm rơm sấy thăng hoa”.


Cỏ May Essential luôn tìm thấy tiềm năng giá trị từ các phụ phẩm, cũng như tạo ra thêm sản phẩm giá trị gia tăng từ phế phẩm nông nghiệp luôn là niềm trăn trở của tôi - Ông Phạm Minh Thiện nhận định.

Một giấc mơ công nghệ cao… có thật!

Chưa dừng lại ở đó, thời điểm đầu năm 2015 - cách đây gần 10 năm, sau một thời gian nghiên cứu. Cỏ May Essential quyết định nhập một máy CO2 siêu tới hạn ở quy mô phòng thí nghiệm để nghiên cứu theo hướng R&D do nhận thấy tiềm năng nông nghiệp ở quê mình còn rất nhiều và lớn mà chưa được khai thác.



Với ông Phạm Minh Thiện: “Khi nhìn vào bất kỳ loại cây, loại trái gì đó thì cũng có chuyện để làm, và từ đó tôi bắt đầu vào các dự án R&D. Mặc dầu không có chuyên môn, tôi tổ chức một bộ phận nghiên cứu, vẫn chưa mang lại kết quả hay thành công gì đặc biệt hết, thì cuộc cách mạng công nghiệp mới đã đến, như những vấn đề các bạn có chia sẻ về internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo. Tôi thấy cuộc cách mạng này nó không phải là nghiên cứu ra một sản phẩm mới, mà nó tạo ra một giải pháp mới dành cho những sản phẩm cũ. Sau nhiều đêm suy nghĩ nát nước, nhận thấy có quá nhiều vấn đề, cơ hội tìềm năng, tôi quyết định dấn thân vào lĩnh vực này, thành lập một công ty Cỏ May Automation tại thành phố Hồ Chí Minh chuyên hoạt động về lĩnh vực công nghệ, giải pháp tự động hoá, trí tuệ nhân tạo bên cạnh một công ty R&D đang có. Kỳ vọng duy nhất, là Cỏ May theo kịp trào lưu phát triển, không bị bỏ lại như một số thương hiệu lớn vừa qua”.

“Trong cái trí tuệ nhân tạo, những giải pháp nhỏ nhưng nó mang lại những giá trị lớn cho doanh nghiệp. Tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái từ sản phẩm nông nghiêp chất lượng cao, cho đến đặc sản vùng miền, như ở Sa Đéc tên là Cỏ May Bách Hoa chuyên kinh doanh dựa trên những sản vật địa phương mà bà con ở đây đang làm được, kết hợp với công nghệ tự động hóa, trí thông mình nhân tạo của cuộc cách mạng 4.0 vào để tạo ra một giá trị mới. Chẳng hạn, trồng hoa hồng thì hoa hồng nó tự biết tưới nước, nó tự biết bón phân và tự chăm sóc, trời nắng tự biết di chuyển đi tắm nắng, khi trời hết nắng tự biết di chuyển về chơi với chủ chẳng hạn. Rõ ràng những điều này đối với các anh em công nghệ, cơ khí hóa thì không khó, mình lấy hoa kiểng của mình kết hợp với ứng dụng công nghệ vào thì hoàn toàn mang lại một giá trị đặc biệt. Tôi tự tin có thể kinh doanh lĩnh vực này tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lên trên cả nước” . Ông Phạm Minh Thiện nhận định.




Một lĩnh vực khác, đã được ứng dụng, đó là công nghệ đếm cá dưới ao, gần đây có công ty Vĩnh Hoàn ở Đồng Tháp lắp những cảm biến gì đó dưới ao, nó có thể biết được có bao nhiêu con cá, trọng lượng thế nào. Điều đó rất quan trọng, làm tăng lợi thế cạnh tranh đối với một công ty chế biến thủy sản. Ông Phạm Minh Thiện chia sẻ: “Bình thường để có 1kg cá phi lê đóng gói thành phẩm, công nhân lựa và cân thủ công 4 đến 5 miếng cá nhưng trên thực tế, kích cỡ cá không được đồng nhất, lệch trên dưới 10 gam, cân thủ công vừa chậm, tốn công và không chính xác… đôi khi ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, nhập một cân ngoại thì mất vài tỷ, sau một thời gian nghiên cứu các bạn đưa vào vận hành một thiết bị “Cân cá tự động” tại công ty chế biến thủy sản Cỏ May Imexco, hệ thống cân do các bạn tạo ra nó tự cảm biến, để miếng cá lên thì nó cân, để bàn tay lên thì không cân tổng giá trị của hệ thông cân tự động này chỉ trên dưới 200 triệu đồng và sai số là 1/1500, nó quá là hấp dẫn, chỉ với hướng công nghệ tự động hóa, thông mình này mới giúp mình rút ngắn được đà phát triển so với phương Tây.”

“Tại những công ty chuyên về tự động thì chưa bàn đến, nhưng trí thông minh nhân tạo ở Cỏ May nếu bỏ vị trí lãnh đạo ra thì tuổi bình quân các bạn tầm 20-22 tuổi vừa hết phổ thông, Vậy thì độ phân hóa về trình độ phát triển của các bạn thanh niên Việt Nam và thanh niên nước ngoài, tôi cho là không đáng kể và đó là cơ hội lớn cho chúng ta, để có thể cùng nhau làm, cùng nhau đóng góp cho sự phát triển của xã hội bằng những sáng tạo kỹ thuật, khoa học, công nghệ” . Dù đã làm rất nhiều mảng, và gặt hái được những thành công nhất định, nhưng tôi và những cộng sự của mình vẫn không dừng lại. Việc tìm tòi học hỏi, nghiên cứu, đầu tư (R&D) đối với anh như hành trình không bao giờ dừng lại, anh chia sẻ. Đó là những tâm huyết của  Ông Phạm Minh Thiện - Tổng giám đốc Cỏ May Essential (Cỏ May Thanh Bình).




Phan Thị Ngọc Thu

GV Trường THCS Tân Phong, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Bài viết đóng góp, xin gửi về: leanhpv@gmail.com

TIN NỔI BẬT